spot_img

Cái tình đến kịp lúc

Gần 4 tháng qua, do dịch bệnh, vợ chồng Giang và Như không có việc làm. Họ chỉ có thể sống ngày qua ngày trong phòng trọ, chờ đợi sự giúp đỡ từ địa phương.

Sáng 16/9, Trần Văn Giang (sinh năm 1994) dẫn phóng viên đi bộ qua con hẻm sâu hun hút tại phường Tân Phú (quận 7, TP.HCM) để đến căn phòng trọ nơi vợ chồng anh trú ngụ.

Đi qua những căn nhà cấp 4 với ngổn ngang xô chậu bày trước cửa, phòng của vợ chồng Giang nằm gần cuối dãy, cánh cửa bằng tôn phát tiếng kêu ken két khi anh mở cửa mời khách vào trong.

Hơn một năm qua, đó là nơi ở của Giang và vợ, Nguyễn Thị Như (sinh năm 2000). Như đang mang thai ở tuần thứ 34, căn phòng trọ thiếu thốn cũng sẽ là nơi vợ chồng cô chăm sóc đứa con đầu lòng.

cai tinh den kip luc 01
Căn phòng trọ của vợ chồng Giang, Như tại phường Tân Phú, quận 7

Giang cho biết vợ chồng anh cùng làm thợ hồ. Gần 4 tháng qua, từ khi dịch bệnh bùng phát, cả 2 đều mất việc làm.

Giang muốn đưa vợ về quê mình ở Kiên Giang hoặc quê vợ ở Cà Mau để thuận tiện sinh đẻ. Thế nhưng các phương tiện vận chuyển liên tỉnh đã tạm dừng, vợ chồng anh “mắc kẹt” tại TP.HCM mà không có bất kỳ một khoản tiền dự trữ.

“Khu nhà trọ của tôi thuộc diện phong tỏa, từ đầu tháng 7 đến giờ 2 vợ chồng không ra khỏi nhà, cũng không mua sắm được gì. Mọi thực phẩm đều do chủ nhà trọ hoặc tổ dân phố và phường hỗ trợ, được cho gì chúng tôi ăn nấy”, Giang nói.

Còn Như, cô cho biết đã sắp đến ngày dự sinh nhưng chưa hề có kế hoạch cho việc sinh nở. Cô không có bảo hiểm y tế, chỉ mới khám thai 2 lần, chưa tiêm phòng phụ sản và thậm chí cũng chưa biết mình sẽ đến bệnh viện nào để sinh con.

Người mẹ 21 tuổi chỉ mới đi xin khắp xóm được vài bộ quần áo trẻ em. Cô giặt sạch sẽ cất vào trong túi, chờ ngày lâm bồn sẽ cho con gái mình mặc.

“Khi mang bầu 3 tháng, tôi đi khám thai lần đầu. Bác sĩ cho tôi thuốc canxi để uống, từ đó đến giờ tôi không uống thêm thuốc gì khác. Sau đó mấy tháng, tôi đi siêu âm lần thứ 2 để biết giới tính của con. Bác sĩ nói con tôi khỏe mạnh”, Như chia sẻ.

Cũng như chồng mình, Như hiện chỉ mong muốn được về quê. Theo cô, ba mẹ đôi bên đều đã cao tuổi, gia cảnh khó khăn, thế nhưng họ có thể đỡ đần rất nhiều khi cô sinh đẻ.

“Giờ tôi muốn về quê lắm mà không được. Ở quê ít nhất còn có ba mẹ, nhà cửa rộng rãi. Trên TP.HCM, chúng tôi không có người thân nào cả, sinh em bé xong chỉ có 2 vợ chồng chăm nhau”, Như nói.

cai tinh den kip luc 02
Giang dẫn phóng viên qua con hẻm sâu để vào nhà

Giang muốn đưa vợ về quê mình ở Kiên Giang hoặc quê vợ ở Cà Mau để thuận tiện sinh đẻ. Thế nhưng các phương tiện vận chuyển liên tỉnh đã tạm dừng, vợ chồng anh “mắc kẹt” tại TP.HCM mà không có bất kỳ một khoản tiền dự trữ.

“Khu nhà trọ của tôi thuộc diện phong tỏa, từ đầu tháng 7 đến giờ 2 vợ chồng không ra khỏi nhà, cũng không mua sắm được gì. Mọi thực phẩm đều do chủ nhà trọ hoặc tổ dân phố và phường hỗ trợ, được cho gì chúng tôi ăn nấy”, Giang nói.

Còn Như, cô cho biết đã sắp đến ngày dự sinh nhưng chưa hề có kế hoạch cho việc sinh nở. Cô không có bảo hiểm y tế, chỉ mới khám thai 2 lần, chưa tiêm phòng phụ sản và thậm chí cũng chưa biết mình sẽ đến bệnh viện nào để sinh con.

Người mẹ 21 tuổi chỉ mới đi xin khắp xóm được vài bộ quần áo trẻ em. Cô giặt sạch sẽ cất vào trong túi, chờ ngày lâm bồn sẽ cho con gái mình mặc.

“Khi mang bầu 3 tháng, tôi đi khám thai lần đầu. Bác sĩ cho tôi thuốc canxi để uống, từ đó đến giờ tôi không uống thêm thuốc gì khác. Sau đó mấy tháng, tôi đi siêu âm lần thứ 2 để biết giới tính của con. Bác sĩ nói con tôi khỏe mạnh”, Như chia sẻ.

Cũng như chồng mình, Như hiện chỉ mong muốn được về quê. Theo cô, ba mẹ đôi bên đều đã cao tuổi, gia cảnh khó khăn, thế nhưng họ có thể đỡ đần rất nhiều khi cô sinh đẻ.

“Giờ tôi muốn về quê lắm mà không được. Ở quê ít nhất còn có ba mẹ, nhà cửa rộng rãi. Trên TP.HCM, chúng tôi không có người thân nào cả, sinh em bé xong chỉ có 2 vợ chồng chăm nhau”, Như nói.

Trước khi dịch bệnh bùng phát, cả Như và chồng đi làm thợ hồ theo thời vụ. Từ khi mang thai, Như không thể đi làm việc nặng được nữa, toàn bộ chi phí trong gia đình đều do mình Giang cáng đáng.

Trong những lúc không ai gọi đi xây, Giang lại chạy xe làm shipper. Tuy nhiên, công việc của anh không ổn định, thu nhập không đủ bù trừ chi phí xăng xe.

“Một ngày đi làm thợ hồ, chồng tôi được trả khoảng 200.000-300.000 đồng. Nhưng công việc của anh không đều đặn, có ngày chủ gọi đi làm, có ngày lại không. Tiền công trả theo ngày, vợ chồng tôi không tính được thu nhập theo tháng là bao nhiêu.

Tiền kiếm được chúng tôi dùng để lo sinh hoạt phí, ngoài ra còn gửi về cho ba mẹ ở quê 500.000-700.000 đồng để họ chi tiêu. Ba mẹ chúng tôi không còn lao động được nữa”, Như nói

Cô cho biết ba mẹ mình rất lo lắng khi thấy con sắp sinh mà gặp khó khăn, thế nhưng không có tiền để hỗ trợ. Biết gia cảnh Như thiếu thốn, chủ nhà trọ đã chủ động giảm giá tiền thuê, phường và tổ dân phố cũng tìm đến giúp đỡ cho Như tiền và thực phẩm.

“Chúng tôi thuê căn phòng trọ này với giá một triệu đồng/tháng. Trong đợt dịch, chúng tôi được chủ nhà giảm giá thuê. Vợ chồng tôi cũng được phường và tổ dân phố đến tặng quà, một lần trao một triệu đồng, lần khác trao 200.000 đồng và phần quà”, cô nói.

Sáng 16/9, vợ chồng Như được mạnh thường quân hỗ trợ thêm số tiền 3 triệu đồng cùng sữa cho con nhỏ sắp chào đời.

“Tôi sẽ dành số tiền này để đi sinh con, trước đó tôi không có đồng nào cả. Nhờ có mọi người quan tâm, nếu không vợ chồng tôi không biết sống sao”, Như nghẹn ngào.

Cùng đại diện Hội phụ nữ TP.HCM có mặt tại nhà Như, bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội Nữ Doanh Nhân TP.HCM, cho biết trong dịch bệnh và giãn cách xã hội hiện tại, những sản phụ khó khăn về kinh tế như Như càng cần được quan tâm và hỗ trợ kịp thời.

cai tinh den kip luc 03
Đại diện PNJ và báo SGGP đến thăm thai phụ Như

“Cô ấy đến ngày sinh rồi mà vẫn chưa biết sẽ sinh ở đâu bởi vì không có tiền. Tiếp xúc với gia đình Như, tôi càng thấy rằng các sản phụ rất cần được thăm hỏi, động viên. Họ rất bấp bênh và chơi vơi, không có tiền càng rơi vào thế bị động. Trong lúc này, sự quan tâm đến họ càng có ý nghĩa. Tôi mong những sản phụ ấy sẽ nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn từ cộng đồng”, bà Dung nói.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình xem tại: https://www.facebook.com/pnjcommunication/posts/4305749009543933

ƯU ĐÃI HOT

Tổng hợp ưu đãi hấp dẫn nhất tại PNJ. Số lượng có hạn!

Liên hệ mua hàng miễn phí:

pnj hotline pnj zalo oa
spot_img

Bài viết nổi bật

Xu hướng & Trang sức